San Francisco – thành phố Mỹ đầu tiên đạt miễn dịch cộng đồng

0
298

[ad_1]

Các chuyên gia cho biết San Francisco có thể là thành phố đầu tiên của Mỹ đạt miễn dịch cộng đồng với Covid-19 nhờ cởi mở với tiêm chủng.

Giáo sư dịch tễ George Rutherford, Đại học California (UCSF), cho biết, San Francisco vẫn ghi nhận một số ca nhiễm lẻ tẻ, khoảng 14 trường hợp dương tính mỗi ngày. Song chúng không có khả năng phát triển thành một đợt dịch rộng hơn.

“Đây chính là miễn dịch cộng đồng. Sẽ có một số ca nhiễm đơn lẻ, nhưng chúng không nhiều”, ông nói.

Trong hơn một năm Covid-19 bùng phát, miễn dịch cộng đồng vẫn là khái niệm mơ hồ. Chuyên gia Trường Y Đại học Yale ban đầu ước tính dịch sẽ khó lây lan nếu 60-70% dân số đã miễn nhiễm. Tuy nhiên, virus tiếp tục biến chủng. Hiện các nhà khoa học cho rằng thế giới sẽ đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng nếu tiêm phòng cho 80-90% dân số.

San Francisco đã tiêm ít nhất một liều vaccine cho 80% dân, 68% đã tiêm đủ hai liều. Tiến sĩ Peter Chin-Hong, phó chủ nhiệm khoa truyền nhiễm tại UCSF, tin rằng thành phố đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, nhưng virus có thể sẽ không biến mất hoàn toàn ở Mỹ.

“Người dân cần tiếp tục tiêm phòng thay vì ngủ quên trên chiến thắng. Virus sẽ luôn là thứ chúng ta cần nghĩ đến”, ông nói.

Người hâm mộ đội tuyển San Francisco Giants Dave Harding xuất trình chứng nhận âm tính nCoV tại sân vận động Oracle, ngày 9/4. Ảnh: Bay Area News Group

Người hâm mộ đội tuyển San Francisco Giants Dave Harding xuất trình chứng nhận âm tính nCoV tại sân vận động Oracle, ngày 9/4. Ảnh: Bay Area News Group

Theo ông Rutherford, San Francisco sở hữu nhiều lợi thế để đạt miễn dịch cộng đồng. Thành phố có ít trẻ em, tỷ lệ dân số đủ điều kiện tiêm chủng lớn. Cộng đồng cũng nhiệt tình tuân thủ các biện pháp an toàn phòng chống Covid-19 và chủ động tìm đến vaccine. San Francisco có diện tích nhỏ, mật độ dân cư dày đặc, cho phép nhân viên y tế đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để tiêm chủng.

“Thành phố trở thành mô hình quốc gia về phân phối vaccine công bằng. Việc tiêm vaccine tận nhà cho người cao tuổi, người khuyết tật giúp San Francisco vượt qua chặng cuối trong chương trình tiêm chủng”, Mary Ellen Carroll, Giám đốc Sở Quản lý Khẩn cấp, tuyên bố vào tháng trước.

Tiến sĩ Chin-Hong lưu ý thành phố cũng từng đi đầu trong cuộc chiến chống dịch AIDS. “San Francisco có lịch sử lâu đời về tư tưởng cởi mở, biết kết hợp giữa học thuật, sức khỏe cộng đồng và chính trị. Ở Bắc California, người dân rất ủng hộ vaccine và thường xuyên đeo khẩu trang”, ông nói.

California chuẩn bị mở cửa trở lại, gỡ bỏ hầu hết các lệnh hạn chế ngừa Covid-19 vào 15/6. Tỷ lệ tiêm chủng trung bình toàn bang thấp hơn San Francisco nói riêng, khoảng 58% dân số đã nhận hai liều vaccine.

Thục Linh (Theo Guardian)

[ad_2]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here