Validus Việt Nam cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức hội thảo “Đổi mới tiếp cận tài chính toàn diện cho chuỗi cung ứng”

0
362

Hội thảo “Đổi mới tiếp cận tài chính toàn diện cho chuỗi cung ứng” do công ty Validus Việt Nam và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp tổ chức. Hội thảo đưa ra các giải pháp về đổi mới tiếp cận tài chính toàn diện, góp phần vào sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nền kinh tế Việt Nam năm 2022 sau thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch đã ghi nhận nhiều điểm sáng, song theo dự đoán từ các chuyên gia, năm 2023, dù một số mục tiêu tăng trưởng có thể đạt được nhờ vào sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ, song nền kinh tế vẫn còn đối diện với nhiều thách thức phía trước. Trong nước, việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, ảnh hưởng đến tăng trưởng; lãi suất, tỷ giá biến động cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, thị trường bất động sản vẫn còn gặp khó khăn; thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần như đóng băng,…

Hội thảo cũng nêu bật lên những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dù chính phủ đã đưa nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong năm qua như: gói hỗ trợ 2% lãi suất; gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng… nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận vì nhiều lý do khác nhau như thiếu tài sản thế chấp, không đủ điều kiện về doanh thu, lợi nhuận… 

Ông Đinh Văn Bình, CEO Validus Việt Nam cho biết thêm “Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước đang có nhiều biến động, cánh cửa vay vốn tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ ngày càng hẹp, trong khi khoảng trống tiếp cận vốn vay của các SME tại Việt Nam hiện lên đến 24 tỷ USD”. Thấu hiểu những khó khăn đó, Validus đã cho ra mắt các nền tảng kết nối những giải pháp tài chính toàn diện giúp kết nối các nhà đầu tư và các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận vốn hơn.

Thế mạnh của Validus là xây dựng được mối quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư nổi tiếng và tốt nhất trong khu vực cũng như hợp tác với nhiều doanh nghiệp đối tác. Cùng với các cổ đông chiến lược tại Việt Nam bao gồm TTC Group, Do Ventures Fund và VinaCapital Ventures, Validus mạnh dạn phát triển mô hình chứa đựng toàn bộ các giải pháp tài chính phục vụ cho mọi giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp (từ lúc doanh nghiệp mới thành lập đến khi doanh nghiệp tham gia vào nhiều chuỗi giá trị và trở thành doanh nghiệp lớn).

Trong khuôn khổ hội thảo, ngoài việc được chia sẻ về tổng quan nền kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2023 và các thách thức mà các SME đang gặp phải để có những định hướng đúng đắn phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp tham gia cũng đã có cơ hội để giao lưu và mở rộng kết nối với các đại diện cấp cao của các tổ chức, hiệp hội lớn như: Ông Tuyên Nguyễn (Chuyên gia trưởng Chương trình Tài trợ Chuỗi Cung ứng tại Việt Nam), Shark Đặng Hồng Anh (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam); Ông Vishal Shal (Group COO Validus); Bà Lê Hoàng Uyên Vy (Giám đốc Quỹ Đầu tư Do Ventures); Ông Hoàng Đức Trung (Giám đốc Quỹ đầu tư VinaCapital Venture); Ông Nguyễn Ngọc Dũng (Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam); Đại diện các Hiệp hội Doanh nhân Trẻ,… cùng các đại diện của Hiệp hội, những ngân hàng đối tác và đối tác chiến lược của Validus.

Về Validus:

Được thành lập vào năm 2015, Validus – một công ty Fintech hàng đầu Đông Nam Á được đầu tư bởi Quỹ Vertex, sở hữu bởi Chính phủ Singapore – đã phát triển thành công để trở thành nền tảng tài trợ tăng trưởng tài chính hàng đầu cho các SMEs ở Đông Nam Á. Validus có trụ sở chính tại Singapore và hiện đang mở rộng hoạt động tại 4 quốc gia bao gồm Indonesia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Các cổ đông chiến lược của Validus tại Việt Nam bao gồm TTC Group, Do Ventures Fund và VinaCapital Ventures. Validus đã giải ngân hơn 3 tỷ đô la Singapore cho hơn 70.000 khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ ở khắp Đông Nam Á.

Về IFC:

IFC – thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới – là định chế phát triển toàn cầu lớn nhất, tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân tại các thị trường mới nổi. IFC hoạt động tại hơn 100 quốc gia, sử dụng nguồn vốn, chuyên môn và ảnh hưởng của mình để kiến tạo các thị trường và cơ hội tại các quốc gia đang phát triển. Trong năm tài khóa 2022, IFC đã cam kết đầu tư kỷ lục $32,8 tỷ USD vào các doanh nghiệp tư nhân và định chế tài chính tại các quốc gia đang phát triển, tận dụng sức mạnh của khu vực tư nhân để chấm dứt tình trạng đói nghèo và thúc đẩy thịnh vượng chung trong bối cảnh các nền kinh tế đang đối phó với những tác động của các cuộc khủng hoảng kép trên phạm vi toàn cầu. Để tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng truy cập www.ifc.org.